Bài toán chi tiêu gia đình có khó giải như bạn nghĩ?
Mọi chuyện đều có thể nằm trong tầm kiểm soát nếu bạn có một chiến lược kiểm soát chi tiêu trong gia đình cụ thể. Tất nhiên, mọi thứ đều có sự “du di”, nhưng sự chênh lệch luôn phải nằm trong ngưỡng cho phép của bạn. Nếu bạn áp dụng quy tắc 50-30-20 để quản lý chi tiêu, nghĩa là, dành 50% thu nhập cho nhu cầu cần thiết, 30% cho mong muốn và 20% để tiết kiệm thì mọi chuyện khá rõ ràng.
Rõ ràng ở đây là gì? Vợ hoặc chồng, chỉ có một người quản lý nguồn tiền chi tiêu gia đình 1 tháng dưới sự thống nhất của hai người. Nguồn thu vào bao nhiêu, chi ra thế nào cả hai cùng nắm bắt. Nếu như hai bạn đang áp dụng phương thức tiền của ai người đó giữ thì cũng nên có sự “phân chia” rõ ràng. Cách thức này vận hành dựa vào sự tự giác của mỗi người. Nếu người vợ lo những khoản sinh hoạt, ăn uống hàng ngày thì người chồng lo chuyện tiền học cho con.
Tuy nhiên, giữa hai người cần có một sự thỏa hiệp về một khoản chung để có thể vừa có được các chi tiêu gia đình hợp lý, vừa có được một khoản để giành lo cho những chuyện bất ngờ về sức khỏe, sự nghiệp hoặc chuyện có thêm một căn nhà, tậu một chiếc xe hơi.
Lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình
Giống như bản thiết kế để xây dựng ngôi nhà mơ ước của bạn, một kế hoạch chi tiêu cụ thể cho biết bạn đang ở đâu và làm thế nào để đạt được điều bạn muốn. Theo đó, bạn hãy tính toán mức chi tiêu tiền lương của mình trên giấy trước khi thực hiện việc rút tiền mặt. Kế hoạch chi tiêu trong gia đình tốt mang lại cho mỗi đồng tiền công việc cụ thể phải làm. Một khi đã có nó theo cách bạn muốn, kế hoạch sẽ trở thành một lộ trình hữu ích để giữ cho tài chính của bạn đi đúng hướng. Vậy những bước đơn giản đó là gì?
Viết ra tổng thu nhập hàng tháng
Viết ra những khoản chi tiêu thiết yếu của bạn
Những chi phí phát sinh (ước lượng)
Liệt kê số tiền hợp lý cho những chi phí không quan trọng
Tìm ra con số còn dư (sau khi đã lấy thu nhập trừ đi chi tiêu)
Tìm ra những khoản bạn có thể cắt giảm
Thực hiện theo kế hoạch chi tiêu của bạn càng chặt chẽ càng tốt
Sau khi đã có được kế hoạch, bảng chi tiêu gia đình sẽ giúp bạn thực hiện kế hoạch đó một cách dễ dàng hơn. Nhìn chung bảng chi tiêu thường có các mục: Chi tiêu hàng ngày, học hành, tiết kiệm, du lịch, đầu tư… Cách lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng cũng đơn giản, bạn có thể ghi ra sổ hoặc lập trên file excel cho dễ tính toán.
Bảng kiểm soát chi tiêu gia đình hàng tháng
Kiểu 1
Khoản chi | Ngày chi | Chi tiết | Số tiền | Vợ/chồng | Ghi chú |
Hàng ngày | |||||
Học hành | |||||
Tiết kiệm | |||||
Đầu tư | |||||
Du lịch | |||||
Chi phí phát sinh |
Kiểu 2
Ngân sách | |||||||||||||
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Cả năm |
Thu nhập | |||||||||||||
Chi tiêu | |||||||||||||
Hàng ngày | |||||||||||||
Học phí | |||||||||||||
Sức khỏe | |||||||||||||
Điện thoại | |||||||||||||
Xe cộ |
Bài toán chi tiêu gia đình có khó giải như bạn nghĩ?
Bài toán chi tiêu gia đình có khó giải như bạn nghĩ?